HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐÈN PHÒNG TẮM HIỆU QUẢ

Phòng tắm là không gian nhỏ nhưng lại khá phức tạp. Diện tích phổ biến của loại phòng này thường không quá 10m2 nhưng lại là nơi diễn ra hàng loại các hoạt động: vệ sinh cá nhân, tắm gội, trang điểm,… Khi nói đến chiếu sáng cho phòng tắm, thực sự có nhiều rất nhiều vấn đề cần cân nhắc và không hề đơn giản.

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bryant Bilal - Giám đốc marketing của của Bộ phận Chiếu sáng thuộc Eaton (Công ty quản lý điện đa quốc gia có trụ sở tại Ai-Len) về các nguyên tắc chiếu sáng phòng tắm, các lỗi phổ biến và cách tránh chúng.

Tại sao cần sử dụng kiểu chiếu sáng phân lớp theo chức năng?

Sử dụng đèn theo phân lớp chức năng hỗ trợ cho rất nhiều hoạt động diễn ra trong phòng tắm. Ví dụ: khi bạn trang điểm thì cần phải có ánh sáng thật đầy đủ, màu ánh sáng cũng nên là màu trung tính và tạo cảm giác dịu mát. Bởi sau khi trang điểm và đi ra ngoài, màu sắc của lớp trang điểm khi được nhìn ở môi trường ánh sáng bên ngoài sẽ không bị chênh lệch quá nhiều so với khi bạn nhìn ở trong phòng tắm.

Phòng tắm là không gian được sử dụng rất nhiều cho việc trang điểm của chị em phụ nữ, nhưng ngoài ra còn có tắm rửa, vệ sinh, thay đồ, cạo râu, chải chuốt,….Rõ ràng việc có đủ ánh sáng giúp cho việc cạo râu của các quý ông được an toàn và chuẩn xác hơn, tương tự đối với các hoạt động khác thì việc đủ sáng là tối quan trọng.

Cách sử dụng đèn theo phân lớp chức năng được coi là hiệu quả bắt đầu bằng việc: sử dụng đèn cung cấp ánh sáng chung mà không rọi trực tiếp vào gương hay các bề mặt khác. Các loại đèn chức năng khác như đèn rọi gương, đèn tường, đèn hắt tủ,…nên bố trí với khoảng cách đều nhau để tránh hắt bóng. Thực tế đã chứng minh, việc sử dụng một cách sáng tạo các loại đèn chức năng khác nhau có tác dụng trực tiếp đến tâm trạng của người sử dụng.

Tại sao cần sử dụng đèn tạo điểm nhấn (rọi điểm) trong phòng tắm, nên sử dụng như thế nào?

Ánh sáng tạo điểm nhấn cũng giống như ánh sáng tạo tâm trạng, mục đích của chúng đều là để tạo sự thoải mái dễ chịu và thoả mãn yêu cầu về thẩm mỹ của chủ nhà. Khoa học đã chứng minh: kiểu ánh sáng này còn hỗ trợ rất tốt đối với nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể con người. Sẽ thực sự là một ý tưởng tồi nếu bạn “tắm mình” dưới quá nhiều ánh sáng (ánh sáng không tự nhiên) vào buổi sáng khi thức dậy hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ở những thời điểm này, các loại đèn tạo điểm nhấn (đèn hắt, rọi điểm) thực sự phát huy tác dụng linh hoạt của mình mà các loại đèn cho ánh sáng tỏa (downlight) không làm được.



Kiểm soát việc sử dụng đèn chiếu sáng ở mức vừa đủ đóng vai trò như thế nào?

Rất hiếm chủ nhà làm được điều này, đặc biệt là theo thời gian chủ sở hữu của các ngôi nhà thay đổi, thẩm mỹ thay đổi, nội thất, đèn điện cũng sẽ thay đổi theo. Sử dụng đèn chiếu sáng một cách hợp lý, vừa đủ và phù hợp với ngôi nhà sẽ giúp cho những người chủ mới dễ điều chỉnh và thay đổi hơn.

Việc cải tạo lại phòng tắm có thể sẽ rất tốn kém. Tuy nhiên, thay đổi các kiểu đèn, màu ánh sáng, sơn một lớp sơn mới cho bức tường,…những việc này đều có thể để lại những điểm nhấn cá nhân của mỗi người cũng như khiến không gian này trở nên thoải mãi dễ chịu hơn.

Nhiệt độ màu và công suất đèn đối với từng loại phòng tắm khác nhau như thế nào?

Hiện nay đèn LED đã rất phổ biến và luôn sẵn có mọi chủng loại trên thị trường, không khó để sử dụng những đèn có công suất nhỏ bất chấp kích thước của căn phòng là bao nhiêu. Tôi đang sử dụng 6 đèn âm trần (downlight) cho phòng tắm chính (master), nhưng bởi chúng đều là đèn LED nên tổng công suất của cả 6 bóng gộp lại vẫn nhỏ hơn công suất của 1 bóng đèn sợi đốt.

Bên cạnh đó, nhiệt độ màu lại phụ thuộc vào sở thích và lựa chọn của người sử dụng; không có câu trả lời đúng hay sai nhưng nhiệt độ màu dao động từ 3000-3500K đang khá phổ biến cho các loại phòng tắm hiện nay. Mặt khác, những chủ căn hộ ưa ánh sáng ấm hơn có thể sử dụng kết hợp những loại đèn tạo điểm nhấn có nhiệt độ màu khoảng 2.700K.


Có nên cân nhắc kích thước của phòng tắm khi chọn mua đèn?

Chắc chắn rồi. Ánh sáng gây lãng phí lumen hoặc tạo ra các chùm tia sámh cực thấp không bao giờ là lựa chọn tốt. Ngoài ra, việc phân lớp chức năng và khoảng cách giữa các loại đèn đương nhiên cũng phức tạp hơn đối với những căn phòng có kích thước lớn, vì vậy điều quan trọng ở đây là phải biết cách sử dụng các loại đèn âm trần.

Ví dụ, một phòng tắm lớn mà chỉ sử dụng có hai đèn chắc chắn sẽ có những điểm tối. Ngay cả nếu bạn sử loại đèn công suất lớn, trông chúng cũng chỉ giống 2 chiếc đèn rọi điểm nếu khoảng cách đặt đèn không được cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu các bóng đèn được bố trí cách đều nhau sẽ giúp giảm cường độ và khiến cho ánh sáng trở nên dễ chịu hơn.

Bất kể kích thước phòng tắm là bao nhiêu thì các loại đèn âm trần, đèn rọi, đèn thả,…luôn cần được bố trí khoảng cách đều nhau và hợp lý.

Những lỗi thiết kế ánh sáng cho phòng tắm phổ biến là gì?

Một trong những sai lầm lớn nhất đó là bố trí đèn thẳng trực tiếp ngay phía trên gương. Việc này có thể gây hắt bóng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc trang điểm và cạo râu. Để xử lý vấn đề này, hãy đặt đèn ra xa khỏi gương thay vì chiếu trực tiếp xuống mặt vanity, hoặc thay vì như vậy có thể lắp 2 đèn tường ở hai bên gương làm ánh sáng bổ sung.

Một sai lầm phổ biến khác đó là sử dụng sai loại đèn trong khoang tắm/khu vực tắp có vòi sen, điều này có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng. Khi bạn sử dụng bóng bulb thông thường trong khu vực tắm có vòi sen, thì đồng nghĩa với việc bạn phải lắp thêm một bộ chao đặc chủng cho loại đèn này để ngăn nước bắn vào gây chập cháy. Để xử lý vấn đề này, chúng tôi khuyến khích nên sử dụng các loại đèn LED chống nước – các loại đèn này được thiết kế đặc biệt dành riêng cho các khu vực có độ ẩm và hơi nước cao như: phòng tắm, phòng xông hơi,…

Một số mẫu đèn chống nước của Cromled: 8W, 7W/9W

 Thiết kế ánh sáng cho phòng tắm có thể là một thách thức, nhưng với cách tiếp từng bước và cẩn thận đến từng chi tiết, bạn hoàn toàn có thể đạt được một thiết kế ánh sáng vừa đẹp mắt vừa tiện dụng.


Nguồn: Eaton

top